KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN TỔ NGỮ VĂN
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2016 – 2017
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG TỔ NGỮ VĂN Số: 01/ KH – BDTXTNV | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Quảng Trạch, ngày 05 tháng 8 năm 2016 |
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2016 – 2017
Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ công văn số 698/SGDĐT-GDCN-TX ngày 16/4/2013 của Sở GD&ĐT Quảng Bình V/v Hướng dẫn thực hiện Quy chế BDTX GV mầm non, phổ thông và GDTX;
Căn cứ công văn số 1428/SGDĐT-GDCN-TX ngày 18/7/2016 của Sở GD&ĐT Quảng Bình về việc hướng dẫn công tác BDTX năm học 2016 – 2017;
Căn cứ kế hoạch số…./KH-BDTX ngày 02/8/2016 của Trường THPT Quang Trung về việc hướng dẫn công tác BDTX năm học 2016 – 2017;
Tổ Ngữ Văn trường THPT Quang Trung lập kế hoạch BDTX giáo viên năm học 2016 – 2017 với những nội dung sau đây:
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác triển khai Quy chế và Chương trình BDTX giáo viên.
a.Thuận lợi:
Tổ Ngữ Văn luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, BGH nhà trường.
Đội ngũ Giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, đều đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ, cơ cấu đủ về số lượng, luôn đoàn kết, thân thiện và đặc biệt là ý thức tự học hỏi kinh nghiệm, rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ cao.
Giáo viên tiếp cận và ứng dụng nhanh những thành tựu của khoa học kĩ thuật vào giảng dạy đặc biệt là ứng dụng CNTT. Luôn nỗ lực tích cực tự học và tự đổi mới.
Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng được cho việc dạy học trên lớp và việc triển khai chương trình BDTX giáo viên.
Tổ luôn phối hợp tốt với nhà trường và các tổ khác trong việc thực hiện kế hoạch năm học.
b. Khó khăn:
Đội ngũ còn trẻ nên kinh nghiệm trong giảng dạy phần nào vẫn còn hạn chế. Năng lực giáo viên trong tổ còn chưa đồng đều.
Do cơ chế thị trường và tâm lý của xã hội nên một số học sinh về động cơ, thái độ học còn mơ hồ, chưa chú ý nhiều đến tầm quan trọng của việc học đặc biệt là học môn Ngữ Văn, gia đình ít quan tâm đến việc học của học sinh hoặc còn khoán trắng, phó mặc cho nhà trường.
Có 6/9 xã thuộc xã đặc biệt khó khăn nên đời sống đa phần người dân còn nhiều khó khăn, phát triển kinh tế, văn hóa chưa theo kịp vùng trung tâm.
Mặc dù nhà trường đã nỗ lực đầu tư rất nhiều nhưng cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn so với yêu cầu đổi mới.
Đa số giáo viên nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên ảnh hưởng tới hoạt động chuyên môn. Bên cạnh đó tổ còn có một vài giáo viên trẻ kinh nghiệm về chuyên môn chưa nhiều, trong giảng dạy chưa linh hoạt. Ý thức tự giác trong công việc cũng như trong bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng còn phụ thuộc nhiều vào công tác chỉ đạo của CBQL.
Thời gian và cường độ làm việc của giáo viên còn nhiều nên thời gian dành cho việc BDTX còn hạn chế.
II. Đặc điểm về đội ngũ
Số lượng | Trình độ đội ngũ giáo viên | ||||||
Tổng số | TT | TP | GV | Thạc sĩ | Đại học | Cao đẳng | Trung cấp |
12 | 01 | 01 | 10 | 05 | 07 | 0 | 0 |
B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
I. Mục tiêu của việc bồi dưỡng thường xuyên
1. Về kiến thức
Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp.
Tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực chuyên môn. Tự nghiên cứu, tìm hiểu về những kiến thức kĩ năng theo nội dung tự bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch chung của Sở, Trường và Tổ.
Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học theo quy định.
2. Về kĩ năng
Phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và các năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học 2016 – 2017, cấp THPT, yêu cầu phát triển giáo dục của Tổ nói riêng của Trường, Sở GD và Tỉnh nói chung.
3. Về thái độ
Nghiêm túc, nhiệt tình, cầu thị. Tích cực tự học hỏi, trau dồi, tự bồi dưỡng một cách thường xuyên liên tục.
II. Nội dung BDTX:
1. Nội dung bồi dưỡng 1 (30 tiết/ năm/ GV): Nội dung đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học
Bồi dưỡng về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển Giáo dục và Đào tạo theo cấp học bao gồm các nội dung
Học tập về Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Nghị quyết số 29- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH; HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Kế hoạch của ngành giáo dục thực hiện Chương trình hành động của chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT
Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI và Nghị quyết đại hội Đảng các cấp; việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Nội dung bồi dưỡng 2 (30 tiết/ năm /GV): Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học.
TT | Môn học | Tên chuyên đề | Mục tiêu | Thời gian Tự học | Thời gian học tập trung | |
Lý thuyết | Thực hành | |||||
1 | Ngữ văn | Để góp phần dạy tốt Ngữ văn lớp 12 | Tham khảo một số bài viết liên quan đến chương trình dạy học Ngữ văn lớp 12; Nghiên cứu, thảo luận để vận dụng vào từng tiết dạy cụ thể. | 15 | 5 | 10 |
3.Nội dung bồi dưỡng 3 (60 tiết/ năm /GV): Nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên
Căn cứ vào chương trình BDTX giáo viên THPT, ban hành kèm theo Thông tư số 30/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ vào kế hoạch BDTX của trường THPT Quang Trung, Tổ Ngữ Văn bồi dưỡng theo các Module sau:
Môn | Ngữ Văn |
Mã Module | 14, 17, 25, 29 |
III. Hình thức BDTX
Thực hiện qua 3 hình thức chính: tự học, học tập trung, học từ xa bằng các diễn đàn, website của Cục Nhà giáo, kết hợp sinh hoạt chuyên đề, hội thảo, dạy thể nghiệm:
– Thông qua hình thức tự học của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường.
– Thông qua bồi dưỡng tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung bồi dưỡng thường xuyên khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập bồi dưỡng thường xuyên; tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kĩ năng.
– Thông qua theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet).
– Thông qua các buổi sinh hoạt tổ, các hội nghị, hội thảo chuyên đề cấp trường, liên trường… để thống nhất và củng cố cho nội dung tự bồi dưỡng và bồi dưỡng tại chỗ.
– Bồi dưỡng thường xuyên bằng hình thức học tập trung có sự hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống kiến thức kết hợp với sinh hoạt chuyên đề, hội thảo của tổ chuyên môn, nhà trường.
– Khuyến khích giáo viên đi học tập đào tạo trên chuẩn.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của TT, TP
– Tổ chức triển khai thực hiện BDTX theo kế hoạch của Tổ, Trường, Sở.
– Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX; phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên; xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên của nhà trường và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX giáo viên của nhà trường theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao. Nộp kế hoạch bồi dưỡng về Trường đúng thời gian theo quy định.
– Thành lập nhóm cốt cán của tổ chuyên môn gồm một số giáo viên có chuyên môn vững làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng.
– Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả BDTX của giáo viên lên Nhà trường theo quy định.
– Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước, của địa phương và của Nhà trường đối với giáo viên tham gia BDTX dưới sự chỉ đạo của nhà trường.
– Đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xử lý đối với cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong việc thực hiện công tác bồi dưỡng.
2. Trách nhiệm của giáo viên trong tổ Ngữ Văn
– Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân, được phê duyệt; nghiêm túc thực hiện các quy định về BDTX của các cơ quan quản lý giáo dục, của cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX của Tổ Ngữ Văn và của Nhà trường.
– Hoàn thành đầy đủ thời lượng bồi dưỡng đối với từng nội dung bồi dưỡng theo qui định.
– Báo cáo tổ bộ môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.
3. Biện pháp tổ chức thực hiện
– Thường xuyên trao đổi, hướng dẫn giáo viên thực hiện chương trình bồi dưỡng theo kế hoạch, đặc biệt quan tâm tới những giáo viên mới vào nghề, giáo viên còn ít kinh nghiệm.
– Giáo viên tự bồi dưỡng, kết hợp với trao đổi trong tổ chuyên môn, giải đáp thắc mắc. Các kiến thức về xã hội phục vụ giảng dạy, kết hợp bồi dưỡng theo tổ chuyên môn và tự học của giáo viên mọi vướng mắc trao đổi nhóm cốt cán, báo cáo TT, TP, BGH để giải quyết.
– Bồi dưỡng về phương pháp dạy học: Tổ chức dự giờ, thăm lớp theo các chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy để rút kinh nghiệm, vận dụng vào giảng dạy.
– Đề xuất với Nhà trường mời các chuyên viên phòng GDTrH Sở GD&ĐT tập huấn cho GV về chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; ra đề kiểm tra chất lượng giáo viên vào cuối năm học.
V. Tài liệu BDTX
Giáo viên được cung ứng tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, cụ thể:
– Tài liệu bồi dưỡng nội dung bồi dưỡng 3 Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm phát hành, được đăng tải trên trang Web: http://taphuan.moet.edu.vn
– Tài liệu nội dung bồi dưỡng 2, Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm phát hành và được đăng tải trên Website của Sở
http://www.sgdđt.quangbinh.gov.vn/vn/content/tainguyenbieumau/tailieu/bdtxgiaovien.
C. KẾ HOẠCH CỤ THỂ HÀNG THÁNG
Thời gian | Nội dung BDTX | Tổ chức thực hiện | Kết quả cần đạt được |
(1) | (2) | (3) | (4) |
Tháng 8/2016 | – Xây dựng kế hoạch BDTX của Tổ năm học 2016 – 2017 – Triển khai Bồi dưỡng nội dung 1 | TT, TP, nhóm cốt cán | – TT, TP, Nhóm cốt cán xây dựng KH bồi dưỡng thường xuyên của tổ. – GV nắm được đường lối, chính sách phát triển GD&ĐT |
Tháng 9/2016 | – TTCM triển khai kế hoạch BDTX tổ CM năm học 2016 – 2017 – GV xây dựng kế hoạch BDTX cá nhân năm học 2016 – 2017. | – TT chuyên môn – Giáo viên | – TTCM triển khai KH bồi dưỡng thường xuyên của tổ. – GV lập được KH theo mẫu 1. |
Tháng 10/2016 | – Phê duyệt kế hoạch BDTX cá nhân – Triển khai ND bồi dưỡng 2. | – TT, TP – TT, TP, GV | – Hoàn tất hồ sơ |
Tháng 11/2016 | – Triển khai và hoàn thành đánh giá nội dung bồi dưỡng 2. | – TT, TP, GV | – Đánh giá đúng tiêu chí. |
Tháng 12/2016 | – Triển khai và hoàn thành đánh giá Module 14 theo lịch của tổ bộ môn và GV. | – GV, TTCM | – Thực hiện BDTX có hiệu quả. – Đánh giá đúng tiêu chí. |
Tháng 1/2017 | – Triển khai và hoàn thành đánh giá Module 17 theo lịch của tổ bộ môn và GV. | – GV, TTCM | – Thực hiện BDTX có hiệu quả. – Đánh giá đúng tiêu chí. |
Tháng 2/2017 | – Hoàn thành tổng hợp đánh giá BDTX HKI – Triển khai Bồi dưỡng nội dung 1 | – GV, TTCM | – Đảm bảo các loại hồ sơ theo quy định, triển khai đầy đủ có hiệu quả. |
Tháng 3/2017 | – Triển khai BD và đánh giá Module 25. | – GV, TTCM | – Thực hiện BDTX có hiệu quả. – Đánh giá đúng tiêu chí. |
Tháng 4/2017 | – Triển khai BD và đánh giá Module 29. | – GV, TTCM | – Thực hiện BDTX có hiệu quả. – Đánh giá đúng tiêu chí. |
Tháng 5/2017 | – Tổng hợp đánh giá, rút kinh nghiệm kết thúc chu kì BDTX 2016-2017. | – TT, TP, nhóm cốt cán, GV | – Hoàn thành các loại hồ sơ theo quy định, báo cáo kết quả kịp thời. |
Tháng 6/2017 | – Đề nghị Nhà trường nghiệm thu, đánh giá kết quả. | – TT, TP, nhóm cốt cán. | – Đảm bảo các loại hồ sơ theo quy định, báo cáo kết quả kịp thời. |
Tháng 7/2017 | – Triển khai nội dung bồi dưỡng 1 | – Theo kế hoạch của Sở GD&ĐT và của Trường | TT, TP, GV nắm được những đường lối, chính sách phát triển GD&ĐT |
Tháng 8/2017 | Xây dựng KHBDTX năm học 2017 – 2018 | – TT, TP, nhóm cốt cán |
Nơi nhận: – Trường THPT Quang Trung; – BGH; – Toàn thể giáo viên tổ Ngữ Văn; – Lưu: VP tổ. | TỔ TRƯỞNG Lê Thị Kim Nhượng |
Tác giả bài viết: Tổ Ngữ Văn
Nguồn tin: Tổ: Ngữ Văn